Những điều cần biết trong quy trình chống thấm cho nhà mới xây
10.0 trên 10 được 9 bình chọn

Ngôi nhà luôn thuộc về một trong những khoản đầu tư lớn nhất đối với mỗi gia đình. Tuy nhiên theo thời gian, trong quá trình sử dụng luôn có những vấn đề liên quan đến thấm dột xảy ra. Điều này thậm chí còn nghiêm trọng đến mức khiến cho cấu trúc tòa nhà bị phá hủy bởi độ ẩm tăng lên khiến ngôi nhà xuống cấp không thể sử dụng, cần đến việc sửa chữa nhà ở.

Trong nhiều năm, chúng tôi đã nhận được rất nhiều câu hỏi về quy trình chống thấm cho nhà, bảo vệ công trình nhà ở, thân thiện với môi trường từ khách hàng. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ đưa ra những lưu ý trong quy trình chống thấm dột cho cả tường nhà và sàn, tường, cửa sổ cũng như mái nhà ngay cả trong khu vực có điều kiện khí hậu khắc nghiệt. Với giải pháp hệ thống đơn giản, tiết kiệm chi phí và bền vững.

Chống thấm cho nhà mới xây luôn là vấn đề được nhiều người quan tâm.

Phòng bệnh hơn chữa bệnh: Đừng để thấm mới chống

Đặc điểm chung của khí hậu Việt Nam là mang tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm. Vào thời điểm mùa mưa thường có lượng mưa lớn, độ ẩm cao khiến cho tình trạng thấm dột nhà ở xảy ra nghiêm trọng.

Tuy nhiên, rất nhiều người chủ quan cho rằng khi nào nhà thấm thì chống khi đó, hay chỉ cần chống thấm ở những nơi tiếp xúc nhiều với nước như: nhà tắm, bếp là được, mà không tuân theo một quy trình hoàn chỉnh nào.

Nhưng trên thực tế, hiện tượng thẩm thấu lại diễn ra nhanh ở nhiều vị trí khác nhau, đặc biệt là tường nhà. Chính vì thế, để tăng tuổi thọ cho ngôi nhà, ngăn hiện tượng thấm dột xảy ra bạn cần tìm hiểu và chuẩn bị cho quy trình chống thấm nhà ở trước khi tiến hành xây dựng. Để tránh những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cũng như cuộc sống hàng ngày của gia đình.

Chúng tôi đã nhận được rất nhiều câu hỏi về quy trình chống thấm cho nhà từ khách hàng.

Kiểm tra kỹ lưỡng tường và chân tường

Quy trình chống thấm cho nhà xây mới có nhiều phương pháp, tuy nhiên mỗi một loại vật liệu chống thấm có những ưu điểm riêng trong thi công và độ bền khác nhau. Tùy vào nhu cầu, mong muốn sử dụng và túi tiền của mỗi gia đình mà đưa ra lựa chọn.

Bạn có thể tham khảo tư vấn từ nhà thầu để có được quyết định sử dụng loại vật liệu có giá thành phù hợp để thi công cho ngôi nhà của bạn.

Mặc dù có nhiều loại vật liệu chống thấm tường nhà tùy theo lựa chọn, nhưng việc sử dụng đều phải qua các bước chuẩn bị như sau:

  • Kiểm tra kỹ càng tường nhà trước khi thi công nhằm phát hiện các vết nứt, các khu vực hồ vữa yếu.
  • Đối với các vết nứt và lỗ cần phải đục hình chữ V với độ sâu khoảng 1.5-2cm, sau đó trám kín bằng vật liệu chống thấm như: Phụ gia chống thấm trộn bê tông, thanh trương nở,
  • Các khu vực vữa yếu hoặc lồi lõm cần được đục bỏ rồi dùng vật liệu chống thấm trám cho phẳng.
  • Vệ sinh sạch sẽ bề mặt tường bằng nước, chổi sắt, máy hút bụi công nghiệp,… để đảm bảo độ bám dính tối đa cho vật liệu chống thấm.
  • Tiến hành thi công sử dụng vật liệu chống thấm thích hợp.

Mỗi một loại vật liệu chống thấm có những ưu điểm riêng.

Kiểm tra mái nhà thường xuyên

Mái nhà của bạn là một phần rất quan trọng trong cấu trúc tổng thể của ngôi nhà và điều quan trọng là nó phải luôn được giữ trong trạng thái tốt, không thấm dột. Có một số loại vật liệu chống thấm cho mái nhà bạn có thể tham khảo sau:

  • Sơn nhũ tương: Có tác dụng chống thấm nước rất tốt và dễ dàng trong sử dụng.
  • Nhựa Eniroof: Tạo thành lớp che phủ bên ngoài, ngăn được nước mưa xâm nhập vào trần nhà.
  • Lớp phủ chống nước: Là một loại hợp chất chống thấm chuyên dụng.

Lời khuyên từ các chuyên gia là ít nhất 3 năm bạn nên kiểm tra mái nhà của mình một lần. Để đảm bảo rằng không có gạch bị trượt, không có rêu đang phát triển trên mái nhà và bên trong mái phải được cách nhiệt.

Ít nhất 3 năm bạn nên kiểm tra mái nhà của mình một lần.

Quan tâm đến những cánh cửa nhà bạn

Hãy đảm bảo rằng nước bẩn, hay những mảng nấm mốc không được xuất hiện xung quanh cửa sổ của ngôi nhà.

Nếu các bộ cửa nhà bạn được làm từ gỗ và kính, thì bạn nên sử dụng những loại sơn tốt để tránh những tác động xấu từ thời tiết như mưa và sương giá, bạn nên xem xét các mối nối, nêm gỗ để đảm bảo chúng được gia công cẩn thận.

Trong trường hợp bạn không đủ am hiểu về vấn đề này thì hãy nhờ đến nhà thầu xây dựng uy tín mà bạn tin cậy có lời khuyên. Những người có chuyên môn trong nghề sẽ đưa cho bạn những tư vấn tốt nhất.

Sử dụng sàn chống thấm

Chống thấm sàn nhà là một trong những khâu vô cùng quan trọng và nên được thực hiện trong mọi trường hợp. Nếu bạn đang sửa chữa hoặc dự định xây nhà tại khu vực môi trường ẩm ướt, sàn nhà không được chống thấm sẽ là một vấn đề. Và nếu bạn có con nhỏ thì bạn càng nêu lưu ý đến điều này, sàn nhà trơn trượt có thể xảy gây tai nạn cho trẻ.

Một lựa chọn khác là có thể sử dụng ván sàn gỗ chống thấm. Loại vật liệu này không đắt hơn so với sàn thông thường quá nhiều, và ưu điểm của nó là rất bền.

Có thể sử dụng ván sàn gỗ chống thấm, ưu điểm của nó là rất bền.

Ngoài ra bạn có thể bít tất cả các khu vực có nguy cơ nước tràn vào nhà bằng cách bịt các lỗ hỏng trên tường, Điều này giúp tránh nước thấm qua các góc tường giúp cho nội thất nhà luôn khô ráo.

Lưu ý đến những khu vực đặc biệt

  • Nhà tắm
  • Sàn nhà vệ sinh
  • Những nơi tiếp xúc nhiều với nước

Đây được xem là những khu vực có tỉ lệ bị thấm nước cao, đặc biệt là các căn hộ chung cư, các ngôi nhà nhiều tầng. Nguyên nhân chính của tình trạng này là công tác chống thấm không được tiến hành khi xây nhà, hoặc thực hiện chưa đúng quy cách, chất lượng vật liệu không đảm bảo khả năng chống thấm nước.

Vì vậy khi chống thấm cho những khu vực này bạn không nên sử dụng các hóa chất chống thấm thông thường. Phương pháp an toàn nhất vẫn là thi công dán màng khò nóng chống thấm, dán liền mạch để nước thoát ra ống thoát sàn. Và hãy nhớ cho phép thoát nước phù hợp với các biện pháp chống thấm.

Hãy nhớ cho phép thoát nước phù hợp với các biện pháp chống thấm.

Hy vọng với những chia sẻ và lưu ý trên, có thể giúp bạn có thêm thông tin về quy trình chống thấm trước khi xây dựng nhà.

Nếu bạn đang có nhu cầu xây cho mình một ngôi nhà xinh đẹp và cần tư vấn xây dựng, đừng ngại ngần gọi cho chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn tận tình.