Phụ Gia Chống Thấm Là gì, Tác Dụng?
7.0 trên 10 được 5 bình chọn

Nội Dung Chính [Hide]

Phụ Gia Chống Thấm Là gì, Tác Dụng?

Là loại phụ gia để giảm mức độ truyền dẫn hơi nước ẩm tiết ra trong dạng lỏng hay hơi nước từ trong bê tông hay đi qua bê tông. Các loại phụ gia này thường bắt nguồn từ các loại vật liệu hạt nhỏ có tính pozzolanic nghĩa là nó có thể phản ứng với hydroxide canxi được giải phóng từ sự thuỷ hoá xi măng để tạo ra một thành phần có tính xi măng chèn vào các lỗ trống.

Phụ gia chống thấm có thể tạo dưới dạng bột, hồ hay dạng lỏng và có thể chứa vật liệu lấp kín lỗ rỗng hay vật liệu kỵ nước. Các loại vật liệu chính trong cấp hạng vật liệu lấp kín các lỗ rỗng là: silicát của sôđa, nhôm sunfat hay kẽm sunfat, nhôm clorua và kẽm clorua. Đây là những chất lấp kín lỗ rỗng rất linh hoạt về mặt hoá học. Hơn nữa, chúng cũng làm tăng tốc độ linh kết của bê tông và vì vậy tạo cho bê tông tính chống thấm tốt hơn ngay ở giai đoạn đầu. Những vật liệu lấp kín không linh hoạt về mặt hoá học như đá phấn, v.v… thường được nghiền rất mịn.

Tác dụng chính của chúng là cải thiện tính dễ thi công và giảm lượng nước khi tính dễ thi công đã định. Nó làm cho bê tông đặc chắc và cơ bản là chống thấm. Một số loại phụ gia khác có thể chứa Butyl strearat cao cấp hơn xà phòng nhưng lại không có tác dụng tạo bọt. Butyl strearat cao cấp hơn xà phòng và làm việc như một chất kỵ nước trong bê tông

Các loại dầu khoáng không có chất béo hoặc là dầu thực vật cũng đã được chứng minh là rất có hiệu quả trong việc chế tạo bê tông chống thấm.

Việc sản xuất bê tông có độ thấm thấp hay cao phụ thuộc rất lớn vào việc đổ bê tông một cách đồng đều có thành công hay không. Một chất nào đó mà làm tăng tính dẻo của hỗn hợp đã cho mà không gây tác dụng có hại hoặc hạn chế hiện tượng rỉ nước và vì thế giảm được số lỗ rỗng trong bê tông, thì cũng được coi là phụ gia giảm tính thấm, các chất cuốn khí cũng được coi là thuộc loại này vì chúng làm tăng tính rễ thi công, tính dẻo của bê tông, góp phần làm giảm lượng nước và hiện tượng rỉ nước trong bê tông.

Phụ gia chống thấm được sử dụng cho:

– Mọi ứng dụng đòi hỏi chống thấm cho bê tông như tường bao và sàn, bồn chứa, ống nước, đường ngầm, si-lo và hồ chứa

– Bê tông khối và gạch

– Panel và vữa trát nghèo xi măng

– Tường bao và nền các bồn chứa – Các cấu kết bê tông đòi hỏi lớp trát mặt, gạch lót hoặc sơn lót.

Phụ Gia Trưởng Nở Là gì?, Phương Thức Hoạt Động Của Chúng Như Thế Nào?

– Phụ gia này làm tăng thể tích của vữa hoặc của bê tông để sản xuất vữa bơm cho bu lông neo, chèn chân cột, sản xuất bê tông tự ứng suất.

– Loại phụ gia này hoạt động trong lúc thuỷ hóa xi măng hoặc tự nở hoặc phản ứng với các thành phần khác của bê tông tạo ra sự trương nở. Vật liệu của loại phụ gia có thể có ba loại. Loại có chứa sắt và chất gia tăng oxit, loại phụ gia tạo khí chứa bột nhôm, loại có chứa oxit canxi tự do.

– Do đó khi dùng phải xem xét kỹ việc dùng với các phụ gia khác cho tương thích, nếu không bê tông sẽ bị phá hoại. Việc dùng quá liều lượng phụ gia sẽ làm cho bê tông bị phá vỡ do lực giãn nở trong bê tông.

Phụ Gia Chống Thấm Trong Bê Tông Có Kháng Được Sunfat không?

– Phụ gia chống thấm thường được thiết kế để giảm nước trong bê tông, theo lý thuyết tỉ lệ nước trên xi măng phải nhỏ hơn 0,45.

– Do đó trong bê tông kháng Clo và sunfat cần chú ý đến lượng nước sử dụng thấp và để đạt được mục đích càn kết hợp với các loại phụ gia khoáng có hoạt tính Puzolannic và phụ gia siêu hoá dẻo.

Dùng phụ gia có thể giảm khối lượng xi măng?

– Cường độ của bê tông tỷ lệ thuận với lượng N/X, nếu tỷ lệ N/X càng nhỏ cường độ của bê tông càng cao.

– So sánh bê tông không dùng phụ gia và bê tông dùng phụ gia có cùng một độ sụt.

– Bê tông có phụ gia hoá dẻo hoặc siêu dẻo, lượng nước trộn ban đầu sẽ được giảm bớt nên cường độ bê tông sẽ tăng.

– Nếu không có yêu cầu tăng cường độ thì ta có thể giảm lượng xi măng sử dụng từ 5-15% tuỳ theo loại phụ gia, loại xi măng và các cấp phối bê tông phù hợp.

Phụ gia chống thấm KOVA CT-11B là gì?

– Chất phụ gia chống thấm KOVA CT-11B là phụ gia ở dạng lỏng, dùng để trộn vữa xi măng, bê tông, có tác dụng làm tăng độ linh động và biến dẻo của hồ vữa, ngăn ngừa sự rạn nứt của vữa xi măng, bê tông đồng thời làm tăng mác và khả năng chống thấm của vật liệu.

Thành phần phụ gia chống thấm

– Phụ gia chống thấm có thể tồn tại dưới dạng bột, hồ hay dạng lỏng. Đây là hỗn hợp bao gồm silicát của sôđa, nhôm sunfat hay kẽm sunfat, nhôm clorua và kẽm clorua có tính pozzolanic. Chúng có thể phản ứng hydroxide canxi được giải phóng từ sự thuỷ hoá xi măng để tạo ra một thành phần có tính xi măng chèn vào các lỗ trống, nói đơn giản hơn là có khả năng lấp kín lỗ rỗng rất linh hoạt về mặt hoá học.

– Bên cạnh đó, phụ gia chống thấm còn làm giảm mức độ truyền dẫn hơi nước ẩm tiết ra từ trong bê tông hay đi qua bê tông – hơi ẩm này có thể tồn tại ở dạng lỏng hay hơi nước – làm tăng tốc độ liên kết của bê tông, tạo khả năng chống thấm cho bê tông ngay từ giai đoạn đầu xây dựng.

– Ngoài những vật liệu lấp kính như trên, phụ gia chống thấm còn có thêm đá phấn không có khả năng lấp kín linh hoạt. Đá phấn thường được nghiền mịn để giảm lượng nước trong quá trình thi công, đồng thời làm khối bê tông đặc chắc hơn và tăng cường khả năng chống thấm. Một số phụ gia chống thấm còn có thêm Butyl strearat – một chất giống như xà phòng nhưng không có khả năng tạo bọt. Butyl strearat đóng vai trò như là chất kỵ nước trong bê tông. Ngoài ra, dầu khoáng không chứa chất béo hay dầu thực vật cũng là những chất được sử dụng trong phụ gia chống thấm để tăng khả năng hiệu quả chống thấm cho công trình.

– Thực ra, việc xác định một chất có phải là phụ gia chống thấm hay không cũng rất đơn giản. Quá trình đổ bê tông đồng đều, những chất trong bê tông có tác dụng hạn chế tình trạng rỉ nước hay giảm thiểu được số lỗ rỗng trong bê tông thì đó cũng được coi là phụ gia chống thấm.

Ưu điểm phụ gia chống thấm là gì?

Với thành phần nguyên liệu trên, phụ gia chống thấm mang lại nhiều ưu điểm vượt trội cho công trình, đó là:

– Khả năng chống thấm vượt trội
– Tăng tính kết dính
– Hạn chế sự co ngót
– Tăng độ đàn hồi
– Chịu được sự mài mòn
– Ngăn chặn việc hình thành các vết nứt trên bề mặt sản phẩm,…
– Phụ gia chống thấm thân thiện với môi trường và an toàn cho sức khỏe con người.

Một số lưu ý khi sử dụng phụ gia chống thấm

– Sử dụng phụ gia chống thấm với thành phần nguyên liệu đầy đủ, đạt chuẩn
– Pha trộn hỗn hợp theo đúng tỷ lệ mà sản xuất hướng dẫn để đảm bảo tăng hiệu quả chống thấm
– Các dụng cụ chứa hay thi công cần được làm sạch trước và sau khi sử dụng
– Không để hỗn hợp tiếp xúc trực tiếp với da hoặc bắn vào mắt
– Phần dư thừa nên được tiêu hủy an toàn, không đổ vào nguồn nước hay thải bừa bãi ra đất trống.

Nếu quý khách có nhu cầu chống thấm cho công trình của mình, hãy lưu ý đến những thông tin trên hoặc sử dụng các dịch vụ của chúng tôi để được an toàn và hiệu quả nhất.

Cách lựa chọn sơn nước cao cấp phù hợp

Độ bóng phản ánh được chất lượng của sơn. Theo đó, sơn càng bóng thì khả năng chống bám bụi, chống rêu mốc càng cao, đặc biệt là dễ dàng vệ sinh, chùi rửa. Tùy thuộc vào sở thích cá nhân cũng như từng không gian, từng công trình mà chọn sơn có độ bóng thích hợp. Chẳng hạn như:

– Sơn xỉn: Thích hợp cho những trần nhà, tường góc khuất, nhưng không thích hợp cho những không gian thường xuyên có nhiều người qua lại.

– Sơn nhẵn: Thích hợp cho những không gian như tiền sảnh, phòng khách, phòng ngủ, không yêu cầu phải lau chùi thường xuyên.

– Sơn mịn (sơn bán bóng): Dành cho phòng ngủ hoặc phòng bếp, phòng ăn.

– Sơn bóng: Ở những khu vực trang trí có nhiều đồ nội thất hoặc nơi cửa ra vào.

Lưu ý là không nên lạm dụng độ bóng của sơn vì độ bóng của sơn tỷ lệ nghịch với khả năng đàn hồi, từ đó ảnh hưởng đến độ bền và tuổi thọ của sơn. Bên cạnh đó, sơn quá bóng sẽ dễ khiến người nhìn cảm thấy chói lóa, khó chịu- nhất là khi dưới ánh đèn.

Căn cứ vào màu sắc của sơn

Màu sắc của sơn đóng vai trò quan trọng nhất trong việc mang đến một không gian đẹp dễ chịu. Những gam màu sáng sẽ khiến căn phòng thêm sáng sủa, rộng rãi; ngược lại, những gam màu tối khiến căn phòng thêm ấm áp, có chiều sâu. Nhưng không phải màu sắc nào của sơn cũng phản ánh được thực tế mà nó mang lại, bởi khi kết hợp với ánh sáng đèn hay màu sắc nội thất thì màu sắc sơn sẽ mang lại hiệu ứng khác.

Để chọn được màu sơn thích hợp phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Đó là tổng thể kiến trúc công trình hay tuổi tác- vận mệnh- sở thích- phong cách của chủ nhà. Do đó, tốt nhất nên nghe theo những lời khuyên, tư vấn của các kiến trúc sư hay kỹ thuật viên của đại lý phân phối sơn để dẽ dàng hơn trong việc chọn được màu sơn đẹp, thích hợp.

Những lưu ý trước khi sơn nhà

Thử sơn trước khi mua

– Bạn hãy mua vài mẫu sơn ưng ý và sơn thử chúng trên một khoảng tường nhỏ của nhà. Sau đó quan sát xem sơn có thích hợp với ánh sáng đèn không, khi kết hợp với các món đồ nội thất khác thì có tạo được sự hài hòa, cân bằng hay không,… Nếu cảm thấy thích hợp thì mua, nếu không thì hãy thay đổi bằng loại sơn khác.

Xác định số lượng sơn

– Hãy cung cấp diện tích công trình cũng như những khu vực bạn muốn sơn để chuyên viên của các đại lý phân phối sơn tư vấn cho bạn số lượng sơn cần thiết. Đây là một cách làm tiết kiệm bởi kinh nghiệm cho thấy việc tính toán trước này đúng chính xác tới 90% lượng sơn cần dùng, tránh được việc mua thiếu (mua thêm có thể không đúng loại sơn đang dùng) hay mua thừa (gây lãng phí).

Sử dụng đúng dụng cụ

– Dụng cụ sơn cũng góp phần mang đến một bề mặt sơn hoàn hảo. Chúng tôi khuyên bạn nên dùng các loại chổi có độ dày, cứng từ nhiều chất liệu khác nhau như lông tự nhiên, nhựa cao su, nilon,… Và đương nhiên, không thể thiếu con lăn có lớp tuyết dày để sử dụng cho những bề mặt gồ ghề.

Các vật liệu chế tạo vữa xây dựng

Vữa là hỗn hợp được chọn một cách hợp lý (nhân tạo), trộn đều của chất kết dính vô cơ, cốt liệu nhỏ với nước theo những tỷ lệ thích hợp, sau khi cứng rắn có khả năng chịu lực hoặc liên kết giữa các cấu kiện xây dựng.

– Trong trường hợp cần thiết, hỗn hợp vữa có thêm các chất phụ gia vô cơ hoặc hữu cơ nhằm thu được những tính năng đặc biệt cho vữa.

– Vữa thường được phân loại theo chất kết dính, theo khối lượng thể tích và theo công dụng của vữa:

– Theo chất kết dính: vữa xi măng, vữa vôi, vữa thạch cao, vữa hỗn hợp (như xi măng – vôi, xi măng – cát – phụ gia…)

– Theo khối lượng thể tích: gồm vữa nặng khối lượng riêng ρV> 1500 kg/m3; vữa nhẹ ρV < 1500 kg/m3

– Theo công dụng: gồm vữa xây, vữa trát, vữa lát, ốp, vữa dùng để trang trí hoặc những loại đặc biệt như vữa chống thấm, vữa chịu nhiệt độ cao, vữa chịu độ mặn…

Vật liệu chế tạo vữa ra sao?

Chất kết dính

Để chế tạo vữa thường dùng chất kết dính vô cơ như xi măngpooclăng, xi măng pooclăng hỗn hợp, xi măng pooclăng xỉ hạt lò cao, xi măngpooclăng puzolan, vôi không khí, vôi thủy, thạch cao xây dựng v.v… Việc lựa chọn sử dụng loại chất kết dính phải đảm bảo cho vữa có cường độ và độ ổn định trong điều kiện cụ thể.

Trong môi trường khô nên dùng vữa vôi mác 4. Để đảm bảo cường độ và độ dẻo nếu không có yêu cầu gì đặc biệt nên dùng vữa hỗn hợp mác 10 – 75.Trong môi trường ẩm ướt nên dùng vữa xi măng mác 100 – 150. Vôi rắn trong không khí thường được dùng ở dạng vôi nhuyễn hoặc bột vôi sống. Nếu dùng vôi nhuyễn phải lọc sạch các hạt sạn. Thạch cao thường được sử dụng để chế tạo vữa trang trí, vì có độ mịn và bóng cao.

Cốt liệu

Cốt liệu cát là bộ xương chịu lực cho vữa đồng thời cát còn có tác dụng chống co ngót cho vữa và làm tăng sản lượng vữa. Để chế tạo vữa có thể sử dụng cát thiên nhiên hoặc cát nhân tạo nghiền từ các loại đá đặc hoặc đá rỗng. Chất lượng cát có ảnh hưởng nhiều đến cường độ của vữa.

Phụ gia

– Khi chế tạo vữa có thể dùng tất cả các loại phụ gia như bê tông. Bao gồm phụ gia vô cơ: như đất sét dẻo, cát nghiền nhỏ, bột đá puzolan hoặc phụ gia hoạt tính tăng dẻo. Việc sử dụng phụ gia loại nào, hàm lượng bao nhiêu đều phải được kiểm tra bằng thực nghiệm.

Nước

– Nước dùng để chế tạo vữa là nước sạch, không chứa váng dầu mỡ,lượng hợp chất hữu cơ không vượt quá 15 mg/l, độ pH không nhỏ hơn 4 và không lớn hơn 12,5. Tuỳ theo mục đích sử dụng hàm lượng các tạp chất khác phải thoả mãn

Keo dán gạch là gì ?

– Nếu như trước đây, các nhà thầu thường sử dụng hồ vữa xi măng để lát gạch, ốp gạch thì ngày nay, phương pháp truyền thống đó đã được thay thế bằng cách sử dụng keo dán gạch. Sử dụng keo dán gạch trong các công trình xây dựng có nhiều ưu điểm, đảm bảo hiệu quả về cả thời gian lẫn chất lượng. Dưới đây là một số ưu điểm vượt trội cũng như cách thi công, sử dụng keo dán gạch.

Ưu điểm keo dán gạch

Keo dán gạch có nhiều công dụng

Keo dán gạch không chỉ được sử dụng để dán gạch mà còn chuyên dùng cho các ứng dụng đặc biệt khác, chẳng hạn như ốp lát gạch kính mosaic, gạch granit kích thước lớn, tấm tường thạch cao, bề mặt gạch cũ, khu vực tường ngoại thất, khu vực bãi đỗ xe, các khu công nghiệp, nhà xưởng, khu vực hồ bơi,… Khi sử dụng keo dán gạch cho các bề mặt này, đảm bảo mang đến một bề mặt nhẵn bóng và khô ráo.

Keo dán gạch dễ sử dụng

– So với hồ vữa xi măng thì keo dán gạch dễ sử dụng hơn, chỉ cần pha trộn với nước là có thể dùng được ngay. Và khi sử dụng keo dán gạch thì không nhất thiết phải ngâm gạch trước trong nước mà chỉ cần tháo bao bì gạch là có thể tiến hành ốp lát ngay. Đặc biệt, keo dán gạch được đóng gói cẩn thận nên thuận tiện cho việc di chuyển cũng như ít bụi, giúp khu vực thi công được sạch sẽ hơn.

Thi công keo dán gạch nhanh chóng

– Sử dụng bay răng cưa để phết keo lên bề mặt ốp lát với diện tích khoảng 1m². Sau đó dán từng viên gạch lên lớp keo này sao cho ngay ngắn, thẳng hàng và đẹp mắt. Quá trình này diễn ra nhanh chóng, đồng thời, thời gian để bề mặt khô và hoàn thiện cũng rất nhanh.

Keo dán gạch đảm bảo chất lượng cho các công trình thi công

– Sử dụng keo dán gạch, người thợ sẽ dễ dàng hơn trong việc điều chỉnh viên gạch sao cho ngay thẳng và đẹp mắt trong một khoảng thời gian nhất định, trước khi keo khô. Sau khi bề mặt ốp lát được hoàn thiện, lớp keo sẽ tạo nên độ bám dính tốt và độ bền cao cho bề mặt.

Keo dán gạch tiết kiệm chi phí cho nhà đầu tư

– So với hồ dầu hay vữa xi măng thì keo dán gạch giúp tiết kiệm chi phí cho nhà đầu tư hơn. Trước hết, việc sử dụng bay răng cưa để thi công sẽ giúp tốn ít vật liệu, sau đó là keo dán gạch tỏ ra “nhẹ” hơn nhiều so với hồ dầu hay vữa. Đặc biệt, việc thi công nhanh chóng sẽ giúp nhà đầu tư tiết kiệm được chi phí nhân công hiệu quả. Như vậy có thể thấy, sử dụng keo dán gạch mang lại nhiều lợi ích ở nhiều khía cạnh cho nhà đầu tư.

Phương pháp thi công keo dán gạch

Trộn keo

– Pha hỗn hợp theo tỷ lệ từ 5 – 5,5 lít nước tương ứng với 25kg keo khô, sau đó trộn hỗn hợp này trong khoảng 5 – 7 phút bằng máy trộn cơ học. Để hỗn hợp đồng nhất và dẻo, có thể để thêm 3 – 5 phút rồi trộn lại một lần nữa, sau đó 1 – 2 phút là có thể sử dụng. Lưu ý, trong điều kiện nhiệt độ và độ ẩm không khí bình thường thì có thể sử dụng keo dán gạch sau khi pha trộn xong trong vòng 60 phút; nhưng nếu trong điều kiện nắng to, gió nhiều hay hanh khô thì thời gian sử dụng có thể bị rút ngắn đi.

Trải keo

– Trải một lớp keo mỏng, chừng 3 – 4 mm lên bề mặt cần thi công, sau đó dùng cạnh răng cưa kéo nghiêng 45 độ trên bề mặt lớp keo để tạo rãnh độ dày đồng đều, thích hợp với viên gạch cần ốp lát, đồng thời, giúp tạo được độ bám dính cao cho viên gạch.

Dán gạch

– Như đã nói, khi sử dụng keo dán gạch thì không cần phải làm ẩm hay ngâm gạch trong nước trước khi sử dụng, mà chỉ cần làm sạch mặt sau của viên gạch là được. Sau khi trải lớp keo, lập tức dán viên gạch ngay vào vị trí đã ấn định rồi dùng búa cao su gõ nhẹ để đảm bảo viên gạch bám dính vào lớp keo. Trong điều kiện bình thường, có thể điều chỉnh vị trí hay sự sai lệch của viên gạch trong vòng 60 phút, trước khi keo khô hoàn toàn.

Những lưu ý khi sử dụng keo dán gạch

– Không nên để lớp keo trên bề mặt thi công bị tạo màng, vì chúng có thể khiến khả năng bám dính giữa gạch với keo bị suy giảm.

– Nếu thấy hiện tượng keo tạo màng thì cần dùng bay răng cưa kéo lại lớp keo để loại bỏ lớp màng đi.

– Chú ý bảo quản bề mặt sau khi thi công xong trong vòng 8 – 10 giờ để phòng tránh nước mưa hay nắng gắt, sương giá có thể tác động không tốt đến bề mặt công trình.

Xây dựng là một lĩnh vực quan trọng của cuộc sống. Do đó, hãy cân nhắc khi lựa chọn sản phẩm keo dán gạch cũng như tuân thủ quy trình kỹ thuật khi thi công để đảm bảo mang đến một công trình chất lượng và hiệu quả.

Keo chà ron là gì?

– Keo chà ron, hay còn gọi là keo trét mạch, là một sản phẩm có gốc cement, được sản xuất theo công nghệ tiên tiến, hiện đại – công nghệ pha chế tối ưu để tạo thành một hỗn hợp men keo.
– Hỗn hợp men keo này có khả năng chống thấm cao, được dùng để trét khe hở giữa các viên gạch (lát nền, ốp tường), vừa có khả năng bảo vệ gạch tránh hiện tượng nứt, vỡ, đồng thời giúp nền gạch, tường gạch trông thẩm mỹ hơn. Sản phẩm keo chà ron có thể được sử dụng cho nội thất lẫn ngoại thất.

Công dụng keo chà ron

Với công nghệ sản xuất hiện đại, sản phẩm keo chà ron mang nhiều ứng dụng, cụ thể như sau:

– Có thể được sử dụng để thay thế cho bột xi măng trắng trong việc chà ron, trét mạch, lấp đầy các khe hở giữa những viên gạch.

– Vừa trét mạch trên sàn, vừa trét mạch trên tường, đặc biệt là có thể thi công cho những nền gạch ở khu vực tối, ẩm ướt hay nền đá tự nhiên.

– Keo chà ron được sử dụng cho cả nội thất lẫn ngoại thất của mọi công trình.

– Bảo vệ và tăng tính thẩm mỹ cho nền gạch, tường gạch.

Đặc tính kỹ thuật chung của keo chà ron

Hiện nay, trên thị trường có “muôn hình vạn trạng” keo chà ron của nhiều thương hiệu, nhiều nguồn gốc, xuất xứ. Mỗi loại sẽ có những ưu, nhược điểm riêng nhưng nhìn chung, đều hội tụ các đặc tính kỹ thuật sau:

– Có độ bám dính tốt, không bị mài mòn hay rạn nứt.

– Khả năng chống thấm cao, chống lại rêu mốc và các loại hóa chất.

– Tăng lực liên kết giữa các viên gạch.

Quá trình thi công gạch chà ron

Chuẩn bị bề mặt

Làm sạch những bụi bẩn ở đường chà ron trước khi tiến hành chà ron để đảm bảo keo được bám dính tốt, đồng thời, tạo nên những đường ron thống nhất, đồng đều.

Chuẩn bị keo chà ron
– Cho nước vào xô, thùng

– Đổ keo chà ron vào xô, thùng nước trên

– Trộn đều tay cho đến khi thấy hỗn hợp sệt lại, tạo thành một thể đồng nhất.

– Sau 3 – 4 phút, khi các thành phần hóa học trong hỗn hợp phát huy được tác dụng với nhau thì tiến hành chà ron.

* Lưu ý: Tỷ lệ giữa nước với keo chà ron theo khối lượng là 1:3, theo thể tích là 1:2,5

Thi công chà ron

– Tráng hỗn hợp keo chà ron đã pha trộn lên một khu vực rộng khoảng 1m2, sau đó dùng bay cao su để chà và ép hỗn hợp keo theo phương pháp 45 độ so với kẻ ron và đường ron.

– Để bề mặt vừa tráng chừng 10 – 15 phút, sau đó dùng bông xốp sạch đã được thấm nước và vắt khô để lau theo chiều xoắn ốc, làm sạch những thành phần keo còn dư thừa trên bề mặt.

– Sau đó, đợi thêm 2 giờ nữa rồi dùng khăn vải sạch lau lại toàn bộ bề mặt cho đến khi thấy nền gạch, tường gạch sáng bóng.

– Sau 12 – 24 giờ chà ron là có thể đi lại trên nền gạch.

* Lưu ý:

– Nếu nhiệt độ xung quanh khu vực chà ron quá cao thì nên dùng tấm che chắn trong quá trình thi công. Bên cạnh đó, nếu bề mặt thi công bị ánh nắng chiếu vào trực tiếp thì hiệu quả keo chà ron mang lại sẽ không cao.

– Yêu cầu độ rộng tối thiểu của đường ron cho tường và sàn lần lượt là 2 và 3mm để tránh sự rò rỉ từ bền dưới gạch cũng như sự di chuyển gạch khi lưu thông.

– Hỗn hợp keo chà ron nên được sử dụng hết trong vòng 30 phút.

Lưu ý khi sử dụng bột chà ron

– Khi tiếp xúc trực tiếp với da, keo chà ron có thể gây dị ứng hay nghiêm trọng hơn là viêm da, bỏng rát.

– Bụi bay ra trong quá trình thi công có thể khiến thợ thi công khó chịu.

– Nếu keo chà ron dính vào mũi hay mắt thì phải làm sạch ngay bằng nước sạch, sau đó đến bác sĩ .

– Tránh xa tầm tay của trẻ em.

Ngoài những thông tin trên, nếu quý khách có nhu cầu tìm mua sản phẩm keo chà ron hay sử dụng dịch vụ thi công chà ron, có thể liên hệ với đơn vị chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất.

Giới thiệu hóa chất chống thấm BASF

– Với Master Builders Solutions, BASF giới thiệu một thương hiệu toàn cầu về các giải pháp hóa chất tiên tiến cho ngành xây dựng. Thương hiệu được xây dựng dựa trên thế mạnh của các thương hiệu và sản phẩm sẵn có của BASF và đại diện cho kinh nghiệm của chúng

Giới thiệu tập đoàn hóa chất xây dựng Mapei

– Tập đoàn Mapei được thành lập từ năm 1937 tại Milan. Với 75 năm kinh nghiệm hoạt động, Mapei hiện là Tập đoàn sản xuất hàng đầu thế giới về chất kết dính cho vật liệu phủ sàn và tường. Bên cạnh đó, Mapei còn là nhà sản xuất chuyên nghiệp về hóa chất xây dựng

Giải pháp chống thấm hiệu quả cho công trình xây dựng

– Trong một ngôi nhà, hầu như chỗ nào cũng có thể bị thấm vì tác động của môi trường. Một chút nước đọng trên mái, mối nối của đinh vít lợp mái tôn, khe nứt giữa khuôn cửa và tường, thấm vách tầng hầm, thấm ngang bên hông do giữa hai nhà có khe hở, thấm do lỗ giàn

Những vật liệu chống thấm tường phổ biến

Hiện nay, thị trường chống thấm đang dần trở nên nhộn nhịp hơn bao giờ hết với sự xuất hiện của vô số các phương pháp chống thấm hiệu quả. Trong đó, vật liệu chống thấm được ứng dụng phổ biến trong hầu hết các công trình xây dựng vì tính hiệu quả cao cũng như chi phí thi công hợp lý. Đối với tường nhà, quá trình chống thấm toàn diện tốt nhất khi sử dụng kết hợp các lớp vật liệu sau:

– Phụ gia chống thấm: được xem như một phương pháp chống thấm, có tác dụng tăng độ chắc đặc và ngăn chặn sự rạn nứt hồ vữa, bêtông. Tuy nhiên, phụ gia không có tác dụng chấm thấm toàn diện hay chuyên sâu bởi phụ gia khi ứng dụng vào kết cấu tường vẫn cần phủ một lớp chống thấm chuyên dụng bên ngoài mới có thể phát huy tác dụng.

– Sơn chống thấm: các loại sơn trang trí có bổ trợ tác dụng chống thấm cũng được cân nhắc trong hầu hết các công trình. Tuy nhiên nếu chỉ sử dụng mỗi lớp sơn chống thấm sẽ không thể phát huy tối đa hiệu quả bởi lớp sơn trang trì bề mặt ngoài rất dễ bị tiếp xúc với khí hậu thất thường, ẩm mốc, dẫn đến tình trạng dễ bị phồng rộp, bong tróc hoặc loang màu, và tường sẽ bắt đầu bị thấm dần khi lớp sơn này có các dấu hiệu trên.

– Chất chống thấm: hóa chất chống thấm dạng lỏng nên dễ thẩm thấu vào sâu bên trong kết cấu của công trình, đồng thời áp dụng lên mọi bề mặt khác nhau. Chất chống thấm sẽ tạo nên một lớp màng chắc chắn, len lỏi vào các khe nhỏ của bêtông, và bám dính bền bỉ. Đồng thời với tính năng dễ sử dụng, chất chống thấm chỉ cần trộn với ximăng để tạo thành hỗn hợp kết dính mà không lo tác động, ảnh hưởng đến môi trường.

Nên sử dụng vật liệu chống thấm tường sao cho hiệu quả?

Hầu hết các chuyên gia đều khuyên rằng nên thi công chống thấm ngay từ đầu, khi đó các lớp vật liệu chống thấm sẽ tạo liên kết chặt chẽ từ bên trong, và phát huy hiệu quả bảo vệ ngôi nhà lâu bền. Đối với những tường nhà cũ, sau thời gian dài sử dụng mới phát hiện các lớp thấm loang lỗ, và bắt đầu nghiêm trọng, chi phí để sửa chữa từng vết thấm sẽ tốn kém hơn và đòi hỏi sự cẩn thận khi thi công, từ bước tìm ra nguyên nhân để khắc phục đến việc lựa chọn vật liệu phù hợp với hiện trạng, ngăn chặn việc bị thấm lại xảy ra.

Để mang lại hiệu quả tối đa cho qui trình chống thấm toàn diện, ta nên kết hợp tất cả các bước chống thấm từ trong kết cấu ra đến bề mặt tường bên ngoài với từng vật liệu chống thấm tường thích hợp:

  • 1. Phụ gia chống thấm CT-11B
  • 2. Chất chống thấm CT-11A Plus
  • 3. Xi măng đông kết nhanh trong nước CT-05
  • 4. Chất chống thấm co giãn CT-14
  • 5. Sơn ngoại thất chống thấm cao cấp HydroProof CT-04

Sử dụng chất chống thấm tường nhà hiệu quả *TKG2##

Lựa chọn một chất chống thấm tối ưu là bước cơ bản và quan trọng nhất để chống thấm nhà hiệu quả dài lâu và bền đẹp. Chất chống thấm CT-11A đến từ chongthammientrung.vn được biết đến như một trong những lựa chọn hàng đầu trong quá trình xây dựng, thi công, đề phòng các vấn để thấm, dột về sau, và có tuổi thọ bền bỉ hơn 15 năm cho ngôi nhà. Với những ưu điểm vượt trội:

– Ngăn chặn sự thấm nước từ ngoài vào, với độ bền cao lên đến 15 năm vẫn cho chất lượng tốt.
– Sản phẩm có khả năng chịu mài mòn, chịu nước mặn, kháng kiềm cao.
– Không chứa các hóa chất độc hại, an toàn cho người thi công và sử dụng.

Sử dụng chất chống thấm tường nhà hiệu quả *TKG2##
Tường nhà bị nứt là một trong những điều kiện vô cùng thuận lợi cho nước xâm nhập và gây ra nhiều hư hại nghiêm trọng hơn mà ai cũng biết. Đó có thể như là:
– Tường ố vàng, ố xanh, chỗ khô chỗ ướt loang lổ mất thẩm mỹ

– Tường bị mọc rêu mốc thành mảng lớn vì nước ngấm ẩm ướt lâu ngày

– Vết nứt có xu hướng lan rộng hơn vì nước bào mòn, phân rã kết cấu bê tông trở nên rời rạc

– Mốc bẩn lây lan sang quần áo

– Phát sinh các mầm bệnh về da, về hô hấp, tiêu hóa, đặc biệt ở các thành viên là trẻ nhỏ hoặc người già

Hóa chất chống thấm là gì? Có mấy loại?

Hóa chất chống thấm là những hoạt chất ở dưới dạng lỏng hay bột. Nó được sử dụng để chống thấm sàn nhà, tưởng, khắc phục những công trình bị thấm nước do bị nứt tường, vỡ móng, vỡ cổ ống…

Ngày nay, người ta sử dụng hóa chất chống thấm ngay từ khi hoàn thiện công trình để giảm thiểu kinh phí sửa chữa, thuê thợ hơn nếu có sự cố xảy đến.

Trên thị trường đang có 2 loại hóa chất chống thấm chính, đó là: sơn chống thấm và chất chống thấm. Trong đó, chất chống thấm có 2 loại:

+ Chất chống thấm dạng lỏng: Chính là những hoạt chất polymer tổng hợp được điều chế dưới dạng nhũ tương hay huyền phù. Nó có công dụng giúp làm dẻo, nâng cao độ bám dính cho xi măng

+ Chất chống thẩm dạng bột Hóa chất chống thấm là những hoạt chất ở dưới dạng lỏng hay bột. Nó được sử dụng để chống thấm sàn nhà, tưởng, khắc phục những công trình bị thấm nước do bị nứt tường, vỡ móng, vỡ cổ ống…

Ngày nay, người ta sử dụng hóa chất chống thấm ngay từ khi hoàn thiện công trình để giảm thiểu kinh phí sửa chữa, thuê thợ hơn nếu có sự cố xảy đến.

Trên thị trường đang có 2 loại hóa chất chống thấm chính, đó là: sơn chống thấm và chất chống thấm. Trong đó, chất chống thấm có 2 loại:

+ Chất chống thấm dạng lỏng: Chính là những hoạt chất polymer tổng hợp được điều chế dưới dạng nhũ tương hay huyền phù. Nó có công dụng giúp làm dẻo, nâng cao độ bám dính cho xi măng

+ Chất chống thẩm dạng bột

Một số loại chất chống thấm dạng lỏng

Chất chống thấm cao cấp KOVA CT-11A Plus Sàn

– Bảo vệ sàn không bị nứt, nước không thấm vào
– Liên kết chắc chắn với bê tông hoặc xi măng
– Độ bền lớn hơn 15 năm
– An toàn cho sức khỏe

Chất phụ gia chống thấm KOVA CT-11B
– Ngăn nước thấm vào công trình
– Chống rạn nứt cho lớp xi măng
– Làm tăng sự bám dính của hồ, vữa, làm hồ dẻo hơn
– Hoàn toàn không cháy, không độc hại, an toàn cho sức khỏe người dùng

Chất chống thấm CT-14
– Có khả năng tạo co giãn cho các vết nứt, bề mặt của sàn
– Thích nghi tốt với thời tiết thay đổi
– Chịu được việc ngâm, ngập trong nước
– Không cháy, không độc, an toàn cho sức khỏe người dùng

Tìm hiểu về hóa chất chống thấm Sika

1. Khái quát về thương hiệu chất chống thấm Sika

– Thương hiệu chất chống thấm Sika trực thuộc sở hữu của công ty Sika AG, Thụy Sỹ, được thành lập vào năm 1993. Đây là thương hiệu hóa chất rất nổi tiếng trên thế giới, có lượng người mua sản phẩm đông đảo hàng năm

– Tại Việt Nam, hiện nay công ty đã có chi nhánh và đặt nơi sản xuất trực tiếp để cung ứng cho thị trường nước ta cũng như một số khu vực trên thế giới

2. Vì sao hóa chất chống thấm Sika có khả năng chống thấm tốt?

– Chất chống thấm Sika có khả năng chống thấm tốt vì: Nó có độ bám dính với mặt bê tông cực tốt, khả năng thẩm thấu và kết tinh thể, tạo ra các màng ngăn nước cao, có tính triệt để lớn. Hơn nữa, chất chống thấm Sika thích nghi được với thời tiết thất thường ở Việt Nam. Khi trời nồm, hơi nước cũng được hất chống thấm Sika thúc đẩy, cho phép thoát nước lên. Do vậy, đảm bảo công trình không bị ẩm ướt khi sử dụng

3. Ưu, nhược điểm của hóa chất chống thấm Sika

Ưu, nhược điểm của hóa chất chống thấm Sika bao gồm:

– Về ưu điểm:

+ Mảng khả năng tạo tinh thể, tạo lớp màng ngăn nước thấm vào tốt

+ Dễ thi công, không đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật cao

+ An toàn, thân thiện với môi trường sống

+ Hoàn toàn không kén chọn bề mặt thi công

+ Có khả năng chống chảy, tuyệt đối không bắt lửa

+ Có khả năng co giãn, tuổi thọ lâu, dùng được trong nhiều năm với công trình sử dụng chất chống thấm Sika

+ Được ứng dụng cho nhiều công trình khác nhau

– Về nhược điểm:

+ Khả năng đàn hồi không tốt, độ bền kém

+ Dễ bị nứt, nẻ

+ Chịu lực tác động kém

+ Thời gian thi công lâu

+ Không có độ co giãn

Có nên chống thấm tường bằng tôn không?

– Thấm dột tường cũng như thấm trần là vấn đề muôn thuở của các ngôi nhà ở Việt Nam. Thật không dễ dàng gì để chặn đứng các tác động từ thời tiết mang lại. Tuy nhiên, nếu bỏ mặc, cuộc sống sinh hoạt sẽ bị ảnh hưởng. Và đi cùng với đó, tuổi thọ công trình cũng không cao.

Từ trước đến nay, chúng ta vẫn được nghe tư vấn không ít về các kỹ thuật thi công chống thấm. Tất nhiên rằng, mỗi một phương án sẽ mang đến hiệu quả nhất định. Và chúng cũng yêu cầu chọn lọc trong áp dụng ở phạm vi nào đó. Song có nhiều trường hợp, vì tác động từ thời tiết quá nặng nề (ở các khu vực lưu lượng mưa trong năm quá lớn) mà hầu như các phương pháp chống thấm dột thông thường không mang lại hiệu quả cho tường nhà. Khi đó, chúng ta sẽ cần các biện pháp MẠNH hơn như chống thấm tường bằng tôn.

Ưu nhược điểm của kỹ thuật chống thấm bằng tôn?

Thông thường, khi các biện pháp xử lý cơ bản như dùng sơn, vữa chống thấm nhưng vẫn không hiệu quả, các đơn vị thi công giàu kinh nghiệm sẽ cân nhắc phương án này. Bởi vì so với các nguyên liệu khác, tôn có những ưu điểm nổi trội hơn.

Ưu điểm chống thấm tường bằng tôn
Ốp tôn vào tường để chống thấm dột là biện pháp hiệu quả cao. Và nó đã được khẳng định bằng các ưu điểm như:

+ Độ bền cao, chắc chắn

+ Chống thấm hiệu quả gần như tuyệt đối

+ Hoàn toàn không lo ngại vấn đề nắng mưa.

Nhược điểm

Không thể phủ nhận hiệu quả chống thấm tường bằng tôn. Tuy nhiên, nó không phải là phương pháp luôn được ưu tiên hàng đầu. Bởi vì các nhược điểm sau:

+ Đòi hỏi không gian đủ lớn mới có thể tiến hành ốp tôn lên tường

+ Ít nhiều tác động đến thẩm mỹ bên ngoài của ngôi nhà

+ Kỹ thuật thi công phức tạp hơn khi bạn dùng sơn chống thấm tường ngoài trời

+ Chi phí khá cao

Chính vì vậy, chỉ trong các trường hợp thấm dột có nặng nề, chúng ta bắt buộc mới áp dụng phương pháp này.

Kỹ thuật chống thấm tường nhà

Yêu cầu:

+ Ốp tôn cố định, đảm bảo chắc chắn, không bị lung lay khi có gió to

+ Thi công bằng phảng, đồng nhất, không lồi lõm

+ Đảm bảo độ kín khít để ngăn nước mưa

Kỹ thuật thi công chống thấm tường bằng tôn

+ Làm khung sắt tráng kẽm chống han gỉ ốp cố định vào tường.

+ Bắt vít tôn vào khung sắt. Chú ý chỉ dùng tôn sóng nhỏ (1,2 – 2cm). Không dùng tôn phẳng.

+ Bịt các mối vít bằng màng chống thấm nhũ tương hoặc keo chống thấm mái tôn chuyên dụng.