Nội Dung Chính [Hide]
Hiện tượng nứt bê tông xảy ra rất phổ biến ở các hạng mục thi công có kết cấu bê tông, bê tông cốt thép như : Mái, sàn nhà , tường vách tầng hầm, đập thủy điện , cầu cảng , … Mặc dù đơn vị xây dựng đã áp dụng nhiều biện pháp bảo dưỡng trong khi thi công nhưng vẫn khó tránh khỏi hiện tượng này. Nứt bê tông sẽ làm cho đẩy nhanh quá trình ăn mòn cốt thép của bê tông, ảnh hưởng đến kết cấu của các công trình cũng như bị thấm dột cho các công trình.
NGUYÊN NHÂN NỨT BÊ TÔNG
Nguyên nhân gây ra hiện tượng rạn nứt bê tông thuộc về vật liệu và hỗn hợp trộn, công tác thi công và các yếu tố khác như thiết kế kết cấu, khí hậu..vv
Thông thường phân loại vết nứt như sau:
Theo nguyên nhân xuất hiện:
– Vết nứt do tác động của ngoại lực trong quá trình sử dụng.
– Vết nứt do tác động của cốt thép ứng lực trước lên bê tông.
– Vết nứt công nghệ do co ngót bê tông, do mức độ đầm vữa bê tông kém, chưng hấp bê tông không đều, do chế độ nhiệt-ẩm.
– Vết nứt hình thành do cốt thép bị ăn mòn và một số nguyên nhân phụ khác…
Theo mức độ nguy hiểm:
– Vết nứt chứng tỏ tình trạng nguy hiểm của kết cấu, (cần gia cố kết cấu bê tông trước)
– Vết nứt làm tăng độ thấm nước của bê tông (ở tường tầng hầm).
– Vết nứt làm giảm tuổi thọ kết cấu do cốt thép hoặc bê tông bị ăn mòn mạnh.
– Vết nứt thường, vết nứt loại này không gây nguy hiểm cho kết cấu (bề rộng vết nứt thường không vượt quá giá trị giới hạn cho phép của tiêu chuẩn).
Để việc xử lý vết nứt bê tông đạt hiệu quả tốt, trước khi thi công cần khảo sát hiện trạng , đánh giá và đưa ra phương pháp xử lý thích hợp. Việc xử lý vết nứt cần xem sét đến các yếu tố như : chiều rộng, chiều sâu vết nứt , thiết bị và loại keo Epoxy thi công…
GIẢI PHÁP XỬ LÝ NỨT BÊ TÔNG
Xử lý bằng xy lanh bơm. (bê tông có độ dày <=30cm)
Thi công xử lý nứt bê tông bằng hệ thống bơm xy lanh Epoxy
Bước 1: Làm sạch bề mặt vệt nứt loại bỏ dầu, bụi bẩn bằng bàn chải hay dung môi dọc theo vệt nứt. Dụng cụ : bàn chải sắt, máy mài.
Bước 2: Xác định vị trí các điểm cần gắn xy lanh để bơm dựa vào các thông số kỹ thuật của xy lanh và độ rộng vết nứt.
Bước 3: Gắn bát nhựa vào đúng tâm vết nứt đã được đánh dấu bằng keo kết dính đa năng sikadur 731. Khoảng cách giữa 2 bát nhựa khoảng từ 15 cm đến 20 cm. Trám keo sikadur 731 dọc theo các vết nứt nhằm tránh keo tràn ra ngòai khi bơm keo.
Bước 4: Sau khi keo đã khô cứng, hút keo sikadur 752 vào xy lanh và gắn xy lanh lên các bát đã gắn từ trước. Khi xy lanh thứ nhất đã hết keo thì gắn thêm xy lanh thứ hai tại cùng một vị trí. Bơm từ từ cho đến khi keo không vào nữa, để ra tăng áp lực trong khi bơm có thể tăng cường thêm các dây cao su.
Bước 5: Sau khi keo đã đóng rắn được 2 giờ, lấy xy lanh ra, dùng đục và máy trà nhám làm phẳng vị trí vết nứt sau khi bơm keo.
Xử lý bằng máy bơm áp lực. (bê tông có độ dày > 30cm)
Bước 1: Dùng máy cắt cầm tay, cắt mở rộng vết nứt ra hai bên theo hình chữ V với chiều sâu khoảng 2 đến 3cm.
Cắt mở rộng vết nứt
Bước 2: Khoan bắt kim bơm 10cm vào vệt nứt, khoảng cách giữa các kim bơm là 20cm. sau đó trám keo Epoxy 731 vào các mạch đã cắt
Trám keo sikadur 731 và bắt kim bơm
Bước 3: Bơm keo Epoxy sikadur 752 vào các vết nứt bằng máy bơm áp lực cao. Có nhiều loại keo Epoxy khác nhau trên thị trường.
Bước 4: Sau khi keo đã đóng rắn được 6 giờ tiến hành tháo kim , dùng đục và máy trà nhám làm phẳng vị trí vết nứt .
Quý khách hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được tư vấn miễn phí, chúng tôi cam kết đưa ra giải pháp hiệu quả nhất, giá thành hợp lý nhất cho quý khách.