Chống thấm sàn mái bê tông
9.0 trên 10 được 3 bình chọn

Sàn mái bê tông không có tấm cách nhiệt ở bên trên, do tác động xấu của thời tiết, sự giãn nở của vật liệu phá vỡ các liên kết của kết cấu sàn mái làm nó rất dễ bị nước thâm nhập và hiện tượng thấm nứt xảy ra. Để chống thấm sàn mái bê tông, phương pháp hay dùng hiện nay là sử dụng màng gốc Bitum cao cấp kết hợp với vật liệu và phụ gia khác. Hiệu quả của phương pháp này rất tốt và được các nhà thi công đánh giá cao.

Phương pháp thi công

Chuẩn bị bề mặt bê tông thật tốt sau đó tiến hành thi công như sau:

– Tiến hành cho lớp lót Sikaproof Membrane (pha với 20-50% nước) lên bề mặt sàn mái bê tông khô bằng cọ hoặc bằng cách phun. Mật độ thi công khoảng 0.2-0.3 kg/m2 cho lớp lót. Trong trường hợp bề mặt hút nước phải làm ẩm bề mặt trước bằng nước sạch.

– Khi lớp lót khô hoàn toàn (khoảng 2h ở 30oC) tiến hành thi công lớp thứ nhất Sikaproof Membrane dày không pha loãng với mật độ tiêu thụ khoảng 0.6 kg/m2. Cần chú ý tại vị trí các góc, cạnh và những nơi sàn mái bê tông xuất hiện các vết nứt đã cố định, nên đặt thêm một lớp lưới thủy tinh có mắt lưới rỗng và khi ráp nối cần nối chồng ít nhất 50mm. Lớp lưới này phải được thi công lên lớp Sikaproof Membrane thứ nhất đã khô nhưng vẫn còn dính.

– Tiếp tục tiến hành cho Sikaproof Membrane tạo lớp thứ hai và ba (không pha loãng) với mật độ tiêu thụ khoảng 0.6 kg/m2. Thời gian cho giữa các lớp là 2 giờ.

– Vữa chống thấm Sika Latex sẽ được thi công lên lớp Sikaproof Membrane trên cùng sau khi chờ 2h hoặc cho đến khi Sikaproof Membrane khô hoàn toàn.

– Xoa nên phẳng bằng vữa chống thấm Sika Latex. Nếu không thể xoa phẳng bề mặt thì xoa đều bằng bay thép.

– Phun ngay một lớp Antisol S hoặc Antisol E ngay sau khi hoàn thiện bề mặt vữa Sika.

Chống thấm cho sàn mái bê tông cần phải được tiến hành ngay sau khi phát hiện thấm nước. Nếu để tình trạng thấm lâu ngày, việc chống thấm phải tốn nhiều thời gian và chi phí hơn, hơn nữa nó sẽ làm ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ và kết cấu tổng thể của công trình.