Nguyên nhân và cách xử lý nứt bê tông
9.5 trên 10 được 11 bình chọn

Hiện tượng nứt bê tông

Hiện tượng nứt bê tông xảy ra rất phổ biến ở các hạng mục thi công có kết cấu bê tông, bê tông cốt thép như : Mái, sàn nhà , tường vách tầng hầm, đập thủy điện, cầu cảng, … Mặc dù đơn vị xây dựng đã áp dụng nhiều biện pháp bảo dưỡng trong khi thi công nhưng vẫn khó tránh khỏi hiện tượng này. Nứt bê tông sẽ làm cho đẩy nhanh quá trình ăn mòn cốt thép của bê tông, ảnh hưởng đến kết cấu của các công trình cũng như bị thấm dột cho các công trình.

Nguyên nhân nứt bê tông

Nguyên nhân gây ra hiện tượng rạn nứt bê tông thuộc về vật liệu và hỗn hợp trộn, công tác thi công và các yếu tố khác như thiết kế kết cấu, khí hậu..vv

Thông thường phân loại vết nứt như sau:

a. Theo nguyên nhân xuất hiện:

– Vết nứt do tác động của ngoại lực trong quá trình sử dụng.

– Vết nứt do tác động của cốt thép ứng lực trước lên bê tông.

– Vết nứt công nghệ do co ngót bê tông, do mức độ đầm vữa bê tông kém, chưng hấp bê tông không đều, do chế độ nhiệt-ẩm.

– Vết nứt hình thành do cốt thép bị ăn mòn và một số nguyên nhân phụ khác…

b. Theo mức độ nguy hiểm:

– Vết nứt chứng tỏ tình trạng nguy hiểm của kết cấu, (cần gia cố kết cấu bê tông trước)

– Vết nứt làm tăng độ thấm nước của bê tông (ở tường tầng hầm).

– Vết nứt làm giảm tuổi thọ kết cấu do cốt thép hoặc bê tông bị ăn mòn mạnh.

– Vết nứt thường, vết nứt loại này không gây nguy hiểm cho kết cấu (bề rộng vết nứt thường không vượt quá giá trị giới hạn cho phép của tiêu chuẩn).

Để việc xử lý vết nứt bê tông đạt hiệu quả tốt, trước khi thi công cần khảo sát hiện trạng , đánh giá và đưa ra phương pháp xử lý thích hợp. Việc xử lý vết nứt cần xem sét đến các yếu tố như : chiều rộng, chiều sâu vết nứt , thiết bị và loại keo Epoxy thi công…