Tổng quan về chống thấm tường
8.0 trên 10 được 7 bình chọn

Tổng quan về chống thấm tường

Tường nhà của bạn bị nứt, nước mưa từ nhà hàng xóm cứ thể đổ thẳng xuống, ngấm vào các phòng làm xuất hiện những vết ẩm mốc, nhà lúc nào cũng thấy ẩm. Ngoài ra những bức tường vừa xây thô xong là thích hợp nhất cho việc chống thấm tường. Công việc chống thấm tường lúc này cũng đơn giản và dễ dàng. Những thợ không chuyên hay thậm chí là chủ nhà đều có thể làm được.

Vật liệu chống thấm tường cũng là loại rẻ và phổ biến trên thị trường. Người thi công chống thấm chỉ cần mua về và làm đúng theo hướng dẫn của nhà sản xuất là có thể tạo được một bức tường chống thấm đạt tiêu chuẩn. Chúng tôi xin đưa ra biện pháp thi công chống thấm tường theo hình vẽ bên dưới.

Như mô tả trong hình vẽ. Lớp chống thấm tường gạch sẽ được bảo vệ bởi 2 lóp vữa và sơn. Sẽ không có gì xảy ra nếu như mọi thứ đều làm theo hướng dẫn thi công. Tuy nhiên. Với kinh nghiệm thi công nhiều năm qua chúng tôi thấy rằng với nhà ở tự xây việc phối trộn vật liệu thi công ( xi măng+ cát) để trát và xây tường thường tùy tiện và không theo đúng tỷ lệ. Những bức tường trát vữa khi khô co lại tạo thành vết nứt chân chim, làm rách lớp chống thấm. Khi đó nước ngấm qua khe hở gây ẩm mốc tường.

Hiện tượng thấm dột tường thường gặp là ở các khu nhà phố liền kề. Do các bức tương liên tiếp nhau lên nhiều khi không thể chống thấm như hình vẽ kể trên. Khi đó chỉ cần khe giữa 2 nhà dột là toàn bộ các phòng thấm dột gần hết. Phương án đưa ra ở đây là dùng vật liệu chống thấm gốc xi măng phối trộn với xi măng để xây tường. Lúc đó là bạn đã có một bức tường hoàn chỉnh

Nguyên nhân và cách xử lý nứt bê tông

Hiện tượng nứt bê tông

Hiện tượng nứt bê tông xảy ra rất phổ biến ở các hạng mục thi công có kết cấu bê tông, bê tông cốt thép như : Mái, sàn nhà , tường vách tầng hầm, đập thủy điện, cầu cảng, … Mặc dù đơn vị xây dựng đã áp dụng nhiều biện pháp bảo dưỡng trong khi thi công nhưng vẫn khó tránh khỏi hiện tượng này. Nứt bê tông sẽ làm cho đẩy nhanh quá trình ăn mòn cốt thép của bê tông, ảnh hưởng đến kết cấu của các công trình cũng như bị thấm dột cho các công trình.

Nguyên nhân nứt bê tông

Nguyên nhân gây ra hiện tượng rạn nứt bê tông thuộc về vật liệu và hỗn hợp trộn, công tác thi công và các yếu tố khác như thiết kế kết cấu, khí hậu..vv

Thông thường phân loại vết nứt như sau:

a. Theo nguyên nhân xuất hiện:

– Vết nứt do tác động của ngoại lực trong quá trình sử dụng.

– Vết nứt do tác động của cốt thép ứng lực trước lên bê tông.

– Vết nứt công nghệ do co ngót bê tông, do mức độ đầm vữa bê tông kém, chưng hấp bê tông không đều, do chế độ nhiệt-ẩm.

– Vết nứt hình thành do cốt thép bị ăn mòn và một số nguyên nhân phụ khác…

b. Theo mức độ nguy hiểm:

– Vết nứt chứng tỏ tình trạng nguy hiểm của kết cấu, (cần gia cố kết cấu bê tông trước)

– Vết nứt làm tăng độ thấm nước của bê tông (ở tường tầng hầm).

– Vết nứt làm giảm tuổi thọ kết cấu do cốt thép hoặc bê tông bị ăn mòn mạnh.

– Vết nứt thường, vết nứt loại này không gây nguy hiểm cho kết cấu (bề rộng vết nứt thường không vượt quá giá trị giới hạn cho phép của tiêu chuẩn).

Để việc xử lý vết nứt bê tông đạt hiệu quả tốt, trước khi thi công cần khảo sát hiện trạng , đánh giá và đưa ra phương pháp xử lý thích hợp. Việc xử lý vết nứt cần xem sét đến các yếu tố như : chiều rộng, chiều sâu vết nứt , thiết bị và loại keo Epoxy thi công…

Vui lòng liên hệ hotline: 0905.804.806 – 0988.784.037 để được tư vấn chi tiết!