Nội Dung Chính [Hide]
- 1. Sơn chống thấm là gì? Tác dụng Sơn chống thấm tường
- 1.1. Sơn chống thấm đối với khu vực thường xuyên tiếp xúc với nước
- 1.2. Hậu quả nếu không chịu xử lý chống thấm nhà
- 2. Có nên sử dụng Sơn chống thấm tường
- 3. Sơn chống thấm loại nào tốt nhất hiện nay?
- 4. Điều đầu tiên bạn cần làm khi làm chống thấm cho trần nhà
- 5. Cách thi công sơn chống thấm
- 6. Nguyên nhân nhà bị thấm nước
- 7. Sử dụng Sơn chống thấm tường thế nào là tốt?
- 8. Quy trình thi công sơn tường chống
TRƯỜNG HƯNG THỊNH
ĐẠI LÝ PHÂN PHỐI CHÍNH THỨC TẠI MIỀN TRUNG
Cho các thương hiệu nổi tiếng & Uy tín trên thế giới
CÁC SẢN PHẨM CHÍNH HÃNG ( NHẬP KHẨU & TRONG NƯỚC )
✅ Chống thấm -Phụ gia bê tông ( phụ gia đông kết nhanh)
✅ Băng cản nước – Băng trương nở – Lưới thủy tinh – Lưới mắt
✅ Cấy thép – Tẩy rỉ – Vữa tự san phẳng
✅ Máy bơm keo ( EPOXY & FORM)
✅ Sơn Epoxy, Sơn công nghiệp, kết cấu thép, tàu biển
✅ Sơn trang trí nội ngoại thất ( JOTUN & 4 ORANGES )
Liên hệ mua hàng, báo giá & Các chính sách chương trình khuyễn mãi, giảm giá, quà tặng,…
HOLINE/ ZALO 0988.784.037 ( cần tìm mở đại lý các tỉnh )
Để được tư vấn kỹ thuật , cung cấp giải pháp , quy trình thi công vui lòng liên hệ Holine : 0905.804.806
Chính sách hợp tác mở Đại lý cấp 1 các tỉnh : Vui lòng liên hệ : 0988.784.037; Email: [email protected]
Văn phòng :
- Tại Đà nẵng / 206 Lê Đại Hành , Quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng.
- Tại Nghệ an/ 195 Đặng Thai Mai , TP Vinh , Nghệ A
- Tại Quảng Bình /182 Trường Chinh , TP Đồng Hới , Q. Bình
Mọi chi tiết xin quý khách hàng vui lòng liên hệ với các số điện thoại trên để chúng tôi tư vấn và cung cấp đầy đủ hơn về thông tin sản phẩm , dịch vụ , báo giá , kỹ thuật và các chương trình khuyến mãi . Xin chân thành cảm ơn & rất mong được phục vụ quý khách .
Sơn chống thấm là gì? Tác dụng Sơn chống thấm tường
Sơn chống thấm là hợp chất chống thấm đặc biệt với các liên kết hóa học chặt chẽ tạo thành một lớp màng sơn bao phủ giúp bảo vệ bề mặt công trình, ngăn chặn sự thấm nước. Sơn chống thấm có khả năng kết hợp với các loại sơn nội ngoại thất, thường được thi công sau khi xong phần xây, trát tường mộc và trước khi thi công phần hoàn thiện.
Tác dụng của sơn chống thấm:
Về tính thẩm mỹ, sơn chống thấm nhà là loại sơn ngoài cùng phủ lên bề mặt tường, bên cạnh việc tiếp xúc trực tiếp với các yếu tố từ môi trường bên ngoài thì nó còn có chức năng trang trí. Do đó có thể kết hợp sơn chống thấm với sơn nước màu nội hay ngoại thất để tăng khả năng bảo vệ cũng như tính thẩm mỹ cho ngôi nhà của bạn.
Về tính hiệu quả thi công, thời gian thực hiện chống thấm bằng sơn khá nhanh chóng, cách làm đơn giản, không đòi hỏi máy móc hoặc thiết bị hỗ trợ nào, cách pha chế hỗn hợp từ sơn chống thấm cũng theo một quy trình và tỉ lệ nhất định.
Về tính kinh tế, sơn chống thấm giống như là chiếc áo giáp bảo vệ ngôi nhà trước những đợt tấn công từ các yếu tố môi trường. Vì vậy, sử dụng sơn chống thấm ngay từ đầu sẽ làm gia tăng độ kiên cố, tính bền vững và sức mạnh cho ngôi nhà. Nhờ vậy gia đình bạn sẽ tiết kiệm gấp đôi gấp ba so với chi phí sửa chữa, khắc phục các vấn đề phát sinh về hư hỏng, bong tróc, thấm dột sau này.
Về tính tiện lợi, Sơn chống thấm đa dạng về chủng loại, cũng như chức năng. Ngày nay nhờ sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật, một số loại sơn chống thấm còn có khả năng chống nấm móc, rong rêu, chống nóng, chống côn trùng, chống tia cực tím…
Sơn chống thấm đối với khu vực thường xuyên tiếp xúc với nước
Với các vị trí thường tiếp xúc với nước như nhà tắm, bể bơi… thì cần được chú trọng chống thấm ngay từ khi thi công thì kết cấu mới bền vững, không bị xâm lấn, hạn chế thấm dột tốt nhất.
Đối với bề mặt tường tiếp xúc với nguồn ẩm nhiều như nhà tắm thì có thể lựa chọn lát đá để chống nước thấm vào kết cấu. Để có hiệu quả cao hơn thì khách hàng nên sử dụng sơn chống thấm một lớp rồi mới tiến hành lát đá. Lúc này mảng tường vừa được lớp sơn chống thấm bảo vệ, vừa được lớp gạch lát chống lại sự tác động của nước, giúp kéo dài tuổi thọ hơn cho kết cấu tường.
Đối với vị trí sàn nhà có tiếp xúc với nhiều nguồn ẩm khác nhau. Khách hàng cũng được khuyến khích nên sơn một lớp chống thấm trước khi lát đá để có thể bảo vệ nền gạch trước sự xâm hại của các nguồn ẩm. Khi đã được sơn chống thấm rồi thì sẽ không còn lo lắng nền nhà xảy ra hiện tượng gạch bị trồi sụt do sự tác động của nguồn ẩm gây phá vỡ cấu trúc nền bên dưới.
Tuy nhiên, quan trọng nhất là bạn nên lựa chọn các loại chất chống thấm, sơn chống thấm chất lượng và nổi tiếng đảm bảo hiệu quả cao nhất. Đừng vì tham rẻ mà dùng những loại vật liệu kém chất lượng dẫn đến ngấm nước, khắc phục xử lý rất tốn kém.
Hậu quả nếu không chịu xử lý chống thấm nhà
Việc trần nhà bê tông bị thấm, ẩm lâu ngày không được xử lý chống thấm cũng giống như rất nhiều loại kết cấu khác, đều dẫn đến hậu quả có thể đến mức nguy hiểm.
- Mất thẩm mỹ: Không ai muốn bước vào nhà mà lại nhìn thấy cảnh loang lổ trên trần nhà cả. Đôi khi chúng ta có thể tiếp khách, bạn bè tại nhà thì thật là tai hại
- Mất an toàn: Kết cấu không còn được đảm bảo, dột nứt, rơi trần xuống, chập điện nếu nước vào nhiều
- Ảnh hưởng đến sức khỏe: nấm, ẩm mốc phát triển gây ảnh hưởng đến đường hô hấp, là điều kiện cho các loại vi khuẩn phát triển nhất là nhà có trẻ
Có nên sử dụng Sơn chống thấm tường
Sơn chống thấm tường cao cấp là loại sơn có độ chống thấm hoàn hảo, với những ưu điểm vượt trội như:
- Sơn có độ đàn hồi cao, che phủ tốt các vết nứt nhỏ, giúp tránh thấm dột, ẩm mốc, rêu.
- Sơn có khả năng chống kiềm hoá và kiếm hoá rất tốt
- Khả năng bám dính trên các bề mặt ổn định
Nhờ vậy mà ngôi nhà của bạn được bảo vệ một cách tối ưu, nhất là đối với những công trình ngoại thất phải chống chịu tác động từ bên ngoài như môi trường, nhiệt độ, thời tiết…
Sơn chống thấm loại nào tốt nhất hiện nay?
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại sơn chống thấm khác nhau. Mỗi loại sơn chống thấm lại có công dụng và chức năng riêng, sử dụng được cho nhiều mục đích khác nhau. Nhưng tựu chung lại sơn chống thấm loại tốt sẽ đáp ứng được tất cả các sự cố thấm dột, giữ được độ bền đẹp trong công trình.
Cùng xem thêm bài viết: Sơn chống thấm tường Kon Tum | Sơn chống thấm tường Loại nào tốt | Sơn chống thấm Kon Tum |…
Tại sao cần sơn chống thấm trong nhà?
Sơn chống thấm trong nhà thực chất là rất cần thiết và mang đến rất nhiều ưu điểm mà bạn chưa biết, cụ thể:
Bên trong nhà cũng có nhiều khu vực phải thường xuyên tiếp xúc nhiều với nước, ẩm thấp như nhà vệ sinh, hệ thống đường ống nước… Những vị trí này nếu không được sơn chống thấm bảo vệ sẽ khiến nước xâm nhập vào gây phá vỡ cấu trúc, hư hại công trình, vì thế việc xử lý chống thấm ngay từ ban đầu cho công trình là rất cần thiết.
Khí hậu miền Bắc nước ta có mùa nồm, khiến tường dễ bị ẩm, làm xuất hiện nấm mốc thậm chí là có nước đọng chảy thành dòng ở trên tường. Sử dụng sơn chống thấm trong nhà chính là một biện pháp hữu hiệu bảo vệ các mảng tường không bị nước xâm lấn trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt như vậy.
Giá thành của các loại sơn chống thấm trên thị trường hiện nay cũng khá hợp lý, phục vụ được nhu cầu đa dạng của khách hàng.
Sơn chống thấm nội thất thường tối ưu các khả năng chống kiềm hóa, muối hóa và khả năng chịu nước cho kết cấu. Việc sử dụng sơn chống thấm trong nhà kết hợp với chống thấm ngoại thất sẽ bảo vệ tối ưu cho công trình trước các nguồn thấm, hạn chế các hiện tượng rạn nứt, bong tróc sơn, hư hại kết cấu do nguồn ẩm xâm nhập.
Điều đầu tiên bạn cần làm khi làm chống thấm cho trần nhà
Phần này chủ yếu chống thấm cho nhà cũ đã trải qua nhiều mưa nắng khắc nghiệt.
Nếu nguyên nhân nguồn thấm xuất hiện từ nhà mình thì cần:
Kiểm tra sàn mái, sàn nhà vệ sinh còn khả năng chống thấm tốt hay không. Nếu như sàn mái và sàn nhà vệ sinh không thể tối ưu bảo vệ được kết cấu trước các nguồn thấm thì cần những phương pháp chống thấm thích hợp. Có thể lựa chọn sơn chống thấm, chống thấm ngược, hoặc có thể lát đá để ngăn chặn nguồn thấm xâm nhập xuống trần nhà.
Nếu như nguyên nhân gây thấm là do lớp sơn ngoại thất bong tróc dẫn đến ngấm nước thì nên tìm vị trí thấm nước, xử lý bề mặt ổn định sau đó sơn lại bằng loại sơn ngoại thất có chất lượng cao. Xin giới thiệu đến khách hàng dòng Sơn chống thấm tường có khả năng chống thấm vô cùng tối ưu, phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Dòng Sơn chống thấm tường sử dụng công nghệ Nhật Bản đột phá nên mang đến chất lượng tuyệt vời, ngăn chặn thấm nước từ bên ngoài, chống rêu mốc, chống kiềm hóa và muối hóa cao…
Trong trường hợp nguồn thấm gây ra từ nhà bên cạnh thì chủ nhà nên trao đổi sự việc với nhà hàng xóm để có thể tìm được tiếng nói chung. Nhanh chóng giải quyết nguồn thấm để hạn chế ảnh hưởng tới kết cấu của trần nhà và các vị trí khác dễ bị ảnh hưởng thấm.
Sau khi xử lý xong nguồn thấm, không nên sơn lại trần nhà vội mà nên theo dõi trong khoảng thời gian nhất định để xem nguồn thấm đã mất hẳn hay chưa sau đó mới tiến hành sơn lại trần nhà.
Sau khi xác định và xử lý được nguồn thấm thì bạn có thể sử dụng kết hợp các loại chất chống thấm và sơn chống thấm để bảo vệ kết cấu. Hạn chế tình trạng thấm nước trở lại, giúp đảm bảo kết cấu bền vững và nâng cao tính thẩm mỹ cho ngôi nhà.
Sơn chống thấm có màu gì?
Nhiều người cho rằng sơn chống thấm có màu sắc đa dạng như sơn nội ngoại thất bình thường nhưng thực tế không phải vậy. Chất liệu chống thấm thường là hóa chất dạng lỏng, không màu, khi bạn pha với xi măng trắng thì sẽ có màu trắng, khi pha với xi măng xám thì sẽ có màu xám chứ không có màu sắc đa dạng.
Tuy nhiên, trên thị trường có những dòng sơn chống thấm cao cấp được sản xuất với công nghệ hiện đại nên sơn chống thấm có các màu như: màu ghi, màu xám nhạt, màu xám đậm và sơn chống thấm màu vàng (màu sơn khá phổ biến tại Việt Nam). Sơn không cần pha loãng mà có thể thi công trực tiếp lên bề mặt tường đứng, rất tiện lợi và nhanh chóng.
Cách thi công sơn chống thấm
Quy trình sơn chống thấm được tiến hành khá dễ dàng. Trước hết cần xử lý bề mặt tường sạch sẽ. Sau đó làm ẩm và quét sơn chống thấm đã được pha chế theo công thức từ nhà sản xuất. Để sơn khô rồi quét thêm hai hoặc ba lượt tùy theo yêu cầu của mỗi loại sơn.
Sơn chống thấm vừa có tác dụng chống thấm tốt, vừa có khả năng giúp chống nắng, rong rêu cho tường công trình. Do vậy, sử dụng loại sơn này sẽ giúp bạn tiết kiệm được nhiều chi phí.
Ngoài ra, sơn chống thấm có thể dùng được cho nhiều bề mặt, nhiều khu vực như nhà vệ sinh, sân thượng, hồ bơi, tường nhà, sàn mái…, sử dụng đồng nhất cho cả thi công công trình hoặc nhà ở đều vô cùng tiện lợi.
Nguyên nhân nhà bị thấm nước
Hiện tượng trần nhà bê tông bị thấm nước thường xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến phiền toái cho chủ nhà và làm mất đi tính thẩm mỹ của công trình.
Thấm nước từ sàn mái, sàn nhà vệ sinh xuống tầng dưới: Sàn mái và sàn nhà vệ sinh là hai vị trí thường xuyên chịu ảnh hưởng trực tiếp từ nguồn thấm như nước mưa, nước sinh hoạt, đường ống dẫn nước… đồng thời đây là những vị trí có độ ẩm cao trong nhà. Nếu việc chống thấm xử lý không tốt, nước sẽ thấm từ trên xuống dưới, lan ra trong kết cấu dẫn đến hiện tượng nấm mốc, bong tróc sơn, nứt của công trình.
Do sử dụng lớp sơn ngoại thất không đảm bảo chất lượng chống thấm. Lớp sơn ngoại thất không tốt sẽ không bảo vệ được kết cấu trước các nguồn thấm. Dẫn đến nước bị thấm vào, đặc biệt ở vị trí góc trần nhà dễ xảy ra hiện tượng bị thấm nhất.
Do sử dụng loại sơn chống thấm không phù hợp với công trình. Để có thể tối ưu khả năng bảo vệ chống thấm, chủ nhà nên lắng nghe ý kiến từ các chuyên gia, đội ngũ chăm sóc khách hàng của các hãng sơn nổi tiếng, để lựa chọn được loại sơn chống thấm phù hợp với khí hậu, thời tiết, và vị trí cần chống thấm như trần nhà của công trình.
Hiện tượng thấm có thể bắt nguồn từ nhà hàng xóm, lan sang trần nhà mình. Vì ở thành phố hoặc các khu đô thị tường nhà sát nhau dẫn đến hiện tượng nguồn thấm có thể lây lan từ nhà này qua nhà khác.
Đối với trần bê tông, còn có những nguyên nhân đến từ vật liệu, do ảnh hưởng của khí hậu hoặc quá trình sử dụng lâu dài, bê tông dễ xuất hiện các vết nứt. Và đây chính là đường truyền dẫn nguồn thấm xâm nhập vào kết cấu công trình, dẫn đến hiện tượng bong tróc sơn, ẩm mốc ở vị trí trần nhà.
Chất lượng thi công: Thợ thi công ẩu dẫn đến chất lượng không đảm bảo, kết cấu không đạt yêu cầu kỹ thuật nên nước có thể ngấm qua dễ dàng.
Sơn chống thấm có cần sơn lót không?
Tuỳ thuộc vào loại sơn chống thấm mà bạn dùng thì có thể cần dùng sơn lót hoặc không. Với sơn chống thấm pha với xi măng hoặc lăn trực tiếp sẽ không cần sơn lót. Với một số loại sơn chống thấm đặc biệt khác tuỳ từng thương hiệu mà sẽ phải sử dụng thêm 1 lớp sơn lót bên trong. Điều quan trọng nhất vẫn là một bề mặt sạch, khô, ổn định và mịn. Với sản phẩm Sơn chống thấm tường bạn có thể không cần sơn lót.
Sử dụng Sơn chống thấm tường thế nào là tốt?
Trong nhà có nhiều khu vực tiếp xúc với nước thường xuyên như nhà vệ sinh, hệ thống ống nước,… Nếu không chống thấm trong nhà thì sẽ dẫn đến hiện tượng nước xâm nhập vào và phá vỡ cấu trúc, dẫn đến hư hại công trình.
Khí hậu Việt Nam khá nồm và độ ẩm cao. Do đó dễ xuất hiện nấm mốc và có nước đọng trên tường. Việc sử dụng sơn chống thấm trong nhà là biện pháp để bảo vệ tường không bị xâm lấn trong điều kiện khắc nghiệt.
Với những công trình đã xây thì việc xử lý bề mặt ẩm mốc phải được thực hiện một cách triệt để. Sau đó đảm bảo bề mặt tường sạch, khô rồi mới sơn lại tường.
Đối với công trình mới thì cần sử dụng sơn chống thấm ngay từ đầu để bảo vệ căn nhà trước những tác động của môi trường. Việc chống thấm ngay từ đầu sẽ giúp bạn vừa bảo vệ tốt công trình, vừa tránh phải xử lý các hậu quả sau này.
Quy trình thi công sơn tường chống
Chuẩn bị trước khi thi công
Vệ sinh tường nhà nơi cần thi công để đảm bảo tường được sạch, khô và ổn định. Việc này sẽ giúp cho quá trình chống thấm có được hiệu quả tốt nhất. Tùy vào hãng sơn chống thấm tường bạn sử dụng mà có cần pha thêm nước hay không. Đối với sơn chống thấm WP 100 thì bạn cần phải trộn hỗn hợp với với xi măng theo tỉ lệ 0,5 lít nước : 1kg xi măng trắng : 1kg sơn chống thấm. Tuy nhiên, đối với sơn chống thấm WP 200 thì không cần.
Thi công sơn chống thấm tường
Thi công sơn phủ 1 lớp sơn chống thấm kín bề mặt tường cần chống thấm. Sau đó, để nguyên và chờ cho lớp sơn đầu tiên khô. Thông thường thì lớp sơn sẽ khô sau 4 tiếng. Tuy nhiên thời gian có thể chênh lệch tùy vào điều kiện thực tế. Thi công lớp sơn phủ thứ 2 là bạn đã hoàn thành quy trình chống thấm.